TANG PHỤC LỄ TANG - NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI LƯU Ý

TANG PHỤC LỄ TANG - NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI LƯU Ý

TANG PHỤC LỄ TANG - NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI LƯU Ý

21:27 - 05/07/2020

Tang phục lễ tang mặc như nào cho đúng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

 

PHONG TỤC MỞ CỬA MẢ TRONG THỜI KÌ ĐỂ TANG
GỬI TRO CỐT SAU KHI HỎA TÁNG Ở ĐÂU
NHÀ TANG LỄ 19/8 BỘ CÔNG AN
DỊCH VỤ TANG LỄ - NHÀ TANG LỄ THANH NHÀN
DỊCH VỤ TANG LỄ - NHÀ TANG LỄ BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

tang phục

 

Ngày xưa, người ta qui định có năm hạng tang chế là: Đại tang (3 năm), Cơ niên (1 năm), Đại công (9 tháng), Tiểu công (5 tháng)...Ngày nay, phong tục này đã được giãm gọn lại rất nhiều. Tang phục thường được may bằng vải sô (vải mùng) hoặc vải tám màu trắng. Nhìn vào bộ tang phục, người ngoài có thể phân biệt ai là con ruột, con rể, con dâu ... của người chết.

+ Con trai, cháu đích tôn : Áo, quần, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng và gậy tang (để tang cho cha dùng gậy tre, để tang cho mẹ dùng gậy vong). Riêng một số gia đình Công giáo không sử dụng dây rơm và gậy.

+ Con gái, con dâu: Áo, quần, khăn trùm đầu.

+ Con rể: quần, khăn cột đầu.

+ Cháu nội, ngọai: khăn trắng cột đầu có chấm xanh, đỏ để phân biệt.

+ Cháu cố: khăn vàng cột đầu.

Hiện nay, tùy theo hoàn cảnh từng người mà thời gian để tang thường được kéo dài khoảng từ một năm, 100 ngày, 49 ngày, hoặc ngay sau khi mở cửa mã.

Có một câu hỏi thường được đặt ra là: Trong trường hợp người con chết trước cha mẹ thì cha mẹ có phải để tang cho con không ?

Để tang là việc thể hiện tình nghĩa, thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất, người còn. Như vậy, chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên mặc tang phục. Cha mẹ có thể để tang con, ông bà cũng có thể để tang cháu.

Tuy nhiên, theo quan niệm phương Bắc " Phụ bất bái tử " (cha không lạy con) và con cháu chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời. Vì vậy, chẳng những cha mẹ không để tang con mà ngược lại, khi khâm liệm còn phải quấn lên đầu một vòng tang trắng. Cha mẹ có khi vì quá đau buồn, đã ngất lịm đi bên mộ huyệt của con, nên cha mẹ nhiều khi không đưa tang con là đúng.

Ngày nay, người ta thường áp dụng phương cách sau: Cha mẹ không để tang con nhưng vẫn thắp nhang, khi tẩn liệm xong đặt một hoặc hai mãnh khăn trắng lên trước đầu quan tài, thay thế cho việc con phải để tang cha, mẹ sau này (khi cha mẹ mất) trong thời gian để quan tài tại nhà. Thiết nghĩ, đó là việc làm hợp tình hợp lý.